Ở đời, sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường tình. Khi chúng ta dần lớn lên, cũng là lúc bố mẹ ngày một già đi, cho đến khi họ mãi mãi rời xa chúng ta. Trong trăm điều thiện, chữ ‘hiếu’ đứng đầu. Không có cha mẹ, sẽ chẳng thể nào có chúng ta
Trong trăm điều thiện, chữ ‘hiếu’ đứng đầu. Không có cha mẹ, sẽ chẳng thể nào có chúng ta của ngày hôm nay.
Từ ngàn đời nay, ‘hiếu đạo’ đã luôn là một phần quan trọng trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Thế gian này, phàm là những người làm cha làm mẹ, không có ai là chỉ sống cho bản thân mình. Cuộc đời của cha mẹ là một sự hi sinh dai dẳng và thầm lặng dành cho con cái, bắt đầu từ những ngày tháng mang nặng đẻ đau cho đến tận khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay. Lúc con cái lớn khôn thì tấm thân của cha mẹ đã sớm rệu rã, hình bóng cha mẹ đã oằn xuống theo những bước đường vinh hoa, phú quý của đời con.
Thế nên, cho dù cha mẹ có trở nên già yếu, không giúp đỡ được nhiều cho con cái như trước nữa, thì người làm con cũng không nên oán trách, ghét bỏ cha mẹ. Hãy nhớ đến sự hi sinh, bao dung và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với mình, và quý trọng những giây phút được tự tay chăm sóc, bày tỏ sự biết ơn đối với các bậc sinh thành. Đừng để đến lúc ngoảnh lại không còn trông thấy bóng dáng của cha mẹ nữa, rồi mới ân hận vì khi cha mẹ còn sống đã không yêu thương chăm sóc cha mẹ nhiều hơn.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một bức thư khiến trái tim của hàng triệu người con thổn thức. Một bức thư đáng đọc và suy ngẫm về tuổi già, về chữ hiếu, và về sự hi sinh to lớn của cha mẹ dành cho con cái.
Trong trăm điều thiện, chữ ‘hiếu’ đứng đầu. Không có cha mẹ, sẽ chẳng thể nào có chúng ta của ngày hôm nay.
Từ ngàn đời nay, ‘hiếu đạo’ đã luôn là một phần quan trọng trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Thế gian này, phàm là những người làm cha làm mẹ, không có ai là chỉ sống cho bản thân mình. Cuộc đời của cha mẹ là một sự hi sinh dai dẳng và thầm lặng dành cho con cái, bắt đầu từ những ngày tháng mang nặng đẻ đau cho đến tận khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay. Lúc con cái lớn khôn thì tấm thân của cha mẹ đã sớm rệu rã, hình bóng cha mẹ đã oằn xuống theo những bước đường vinh hoa, phú quý của đời con.
Thế nên, cho dù cha mẹ có trở nên già yếu, không giúp đỡ được nhiều cho con cái như trước nữa, thì người làm con cũng không nên oán trách, ghét bỏ cha mẹ. Hãy nhớ đến sự hi sinh, bao dung và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với mình, và quý trọng những giây phút được tự tay chăm sóc, bày tỏ sự biết ơn đối với các bậc sinh thành. Đừng để đến lúc ngoảnh lại không còn trông thấy bóng dáng của cha mẹ nữa, rồi mới ân hận vì khi cha mẹ còn sống đã không yêu thương chăm sóc cha mẹ nhiều hơn.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một bức thư khiến trái tim của hàng triệu người con thổn thức. Một bức thư đáng đọc và suy ngẫm về tuổi già, về chữ hiếu, và về sự hi sinh to lớn của cha mẹ dành cho con cái.
Thư viết
- Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, phản ứng chậm chạp, ngắt quãng, sức khỏe cũng dần sa sút… xin con hay nhẫn nại để hiểu và thông cảm cho ta…
- Khi mẹ ăn, tay có run rẩy làm thức ăn vương vãi, thậm chí không thể mặc được quần áo cho mình, xin con đừng cười ta.
- Con hãy nhẫn nại thêm một chút. Con có nhớ mẹ đã phải mất bao nhiêu thời gian để dạy con làm những việc này không? Mẹ đã dạy con ăn, mặc thế nào cho đẹp…
- Khi mẹ lú lẫn, nói đi nói lại một chuyện, xin con đừng ngắt lời ta. Con hãy nghe ta nói! Khi con còn nhỏ, ta đã phải đọc một câu chuyện cho con nghe không biết bao nhiêu lần cho đến khi con nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ.
- Khi con nói chuyện với mẹ, đột nhiên mẹ không biết nên nói điều gì, xin con cho mẹ một chút thời gian để suy ngẫm. Nếu ta vẫn không nhớ ra được, hãy đừng vội. Với mẹ, điều quan trọng không phải là cuộc nói chuyện, mà chỉ là được ở bên cạnh con thôi!
- Khi ta không muốn tắm, con đừng trách ta! Con có nhớ lúc nhỏ, ta đã phải tìm biết bao nhiêu lý do thật hay để dỗ con đi tắm?
- Khi mẹ ra ngoài và không nhớ đường về, con đừng giận dữ, cũng đừng ném mẹ ra ngoài. Hãy chậm rãi đưa ta về nhà! Con còn nhớ lúc nhỏ đã bao nhiêu lần bị lạc đường về nhà không? Và mẹ đã vô cùng lo lắng đi tìm con.
THƯ ngỏ " hãy yêu thương mẹ cha ngay khi còn có thể
" Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc , đừng để mẹ buồn trên mắt mẹ nghe chưa "
- Khi mẹ không còn minh mẫn nữa, vô ý đánh rơi cái bát, cái cốc, con ơi đừng mắng mẹ! Lúc con còn nhỏ, con vẫn thường hay làm đổ cơm và thức ăn xuống đất lắm đấy, con còn nhớ chứ?
- Khi hai chân ta không còn nghe theo sự điều khiển, hãy đỡ mẹ một tay, giống như khi xưa ta đã giúp con đi những bước đầu tiên trong suốt cuộc đời.
- Khi mẹ dựa sát vào con, đừng cảm thấy cảm thương, giận dữ hay oán giận. Con cũng hãy ghé sát vào mẹ, như xưa kia ta giúp con từng bước xây dựng cuộc đời mình.
- Rồi một ngày, con sẽ nhận ra rằng, dù mẹ có nhiều sai lầm đi nữa, mẹ vẫn cố gắng hết sức để mang đến cho con điều tốt đẹp nhất!
- Và khi mẹ khó nhọc duy trì hơi thở yếu ớt, con ơi hãy ở bên đầu giường, nắm chặt tay mẹ, ở bên mẹ. Xin con đừng nghĩ vì mẹ không thể để lại cho con một chút di sản mà ghét bỏ, oán hận mẹ!
- Con phải biết rằng, để nuôi con thành người, để con có được một nền giáo dục tốt đẹp, mẹ đã phải vất vả đến mức nào.
- Đối diện với cái chết, mẹ sẽ lo lắng, sợ hãi biết bao nhiêu. Mẹ không nghĩ rằng thời khắc trước khi rời xa thế giới này lại đáng sợ đến thế. Nên, mẹ chỉ có một nguyện vọng là con ở cạnh mẹ, cho đến khi mẹ rời hẳn cõi đời này. Mẹ không muốn ra đi trong cô quạnh, vì con là duy nhất của mẹ.
- Hãy hiểu cho mẹ, giúp mẹ, đỡ mẹ một tay, dùng tình yêu và sự nhẫn nại giúp mẹ đi hết cuộc đời. Mẹ sẽ bằng nụ cười và tình yêu bất biến cảm ơn lại con; mẹ yêu con, con của mẹ!
Lời ngỏ cuối thư
Ở đời, sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình. Mặc dù vậy, đứng trước tuổi già, đứng trước bệnh tật triền miên, đứng trước cái chết, có lẽ ít ai là không cảm thấy lo lắng sợ hãi. Những người làm con, hãy nắm chặt bàn tay run rẩy của cha mẹ mình trong những năm tháng tuổi già, giống như cách mà cha mẹ đã từng nắm chặt tay dắt chúng ta bước những bước chân đầu tiên. Đó không chỉ đơn giản là chữ ‘hiếu’, là đạo đức, mà còn là sự yêu thương và chăm sóc mà cha mẹ xứng đáng nhận được sau nhưng hi sinh đằng đẵng của cả một đời.
THEO : ĐKN
0 Nhận xét